1. Luôn nhớ rằng con bạn vẫn còn nhỏ
Vì còn nhỏ chưa ý thức được gì nên những hành động của bé hoàn toàn là không cố ý. Những đứa trẻ con thường hay làm vỡ cái này cái kia hoặc thường gây ra những lỗi lầm nho nhỏ. Thay vì nổi giận vì bé lỡ làm vỡ cái ly thủy tinh, trước tiên bạn nên kiểm tra xem bé có bị thương chỗ nào không hay có bị mảnh thủy tinh dính vào người không. Sau đó bạn có thể dạy bé cách cầm một cái ly như thế nào hoặc đơn giản hơn là đưa cho bé cái ly nhựa và quên chuyện vừa xảy ra đi.
2. Luôn nhớ cái gì mới là điều quan trọng
Trẻ con luôn thích làm trái ý cha mẹ, đặc biệt khi bạn càng cấm bé thì bé lại càng hứng thú với việc đó. Nếu khi bạn và con đang mâu thuẫn về quần áo của bé, thay vì cứ bắt bé làm theo ý mình, bạn nên cho bé tự chọn lựa : “Con thích cái màu nào? Vàng hay xanh?”. Việc cho bé tự chọn lựa còn có thể giúp tăng khả năng độc lập của bé sau này.
Dành một phút và suy nghĩ xem điều gì mới thật sự quan trọng với bạn: Việc con bạn mặc bộ quần áo phù hợp hay là niềm vui của bé? Bạn nên dành ra vài phút mỗi ngày để nhắc mình nhớ điều gì mới thật sự quan trọng với bạn. Với cách này, bạn có thể dễ dàng bỏ qua những thứ nhỏ nhặt hơn.
Khi dạy con, điều quan trọng là bạn phải kiên nhẫn với bé.
3. Thư giãn và đếm tới 10, 20 hoặc 30
Khi bạn muốn la mắng hay nói điều gì đó không nên với bé, dành vài giây để đếm từ 1 đến 10. Nếu đếm đến 10 vẫn chưa làm bạn bình tĩnh lại, bạn có thể đếm tới bất kỳ con số nào có thể đủ thời gian để bình tĩnh lại. Điều hòa lại hơi thở của bạn, hít thở sâu. Bỏ mọi chuyện qua một bên, ra ngoài trong giây lát. Bạn có thể nằm dài trên giường hay làm bất cứ chuyện nào khác có thể giúp bạn lấy lại được bình tĩnh. Chỉ nên giải quyết mọi chuyện khi mà bạn đã thật bình tĩnh.
4. Nhớ rằng mọi chuyện đều cần thời gian
Con bạn ném miếng bánh ngọt xuống sàn nhà? Đây không phải là một vấn đề lớn lắm. Nếu bạn muốn con mình có thể lịch sự, ngăn nắp, đừng quá vội vàng ép bé vì bé vẫn còn nhỏ lắm. Đừng đặt kỳ vọng quá cao ở bé. Thay vào đó bạn có thể tập cho bé từ từ. Luôn nhớ rằng, mọi chuyện đều cần thời gian và không có chuyện gì có thể giải quyết ngay được. Bạn cần thời gian để có thể trở nên kiên nhẫn hơn. Còn bé cưng nhà bạn cũng cần thời gian để trưởng thành hơn, thoát dần khỏi những thói quen gây khó chịu đó.
Chúng ta vừa xem qua 4 cách kiên nhẫn với bé, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bậc cha mẹ. Nên nhớ rằng vì còn nhỏ chưa ý thức được gì nên những hành động của bé hoàn toàn là không cố ý. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và đừng quên đồng hành cùng mecuti.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.