Thí nghiệm STEM làm đèn dung nham là một thí nghiệm đơn giản nhưng mang lại kết quả vô cùng đẹp mắt. Thí nghiệm là sự kết hợp độc đáo giữa lý thuyết vật lý và hóa học, giúp trẻ khám phá bí ẩn của các loại chất lỏng và rèn luyện kỹ năng đo lường hiệu quả.
Nguyên vật liệu bao gồm:
- Dầu trẻ em hoặc dầu thực vật
- Nước lọc
- Màu thực phẩm dạng lỏng
- Viên C sủi
- Chai hoặc cốc bằng nhựa/ thủy tinh
Cách thực hiện:
- Đổ nước vào ½ cốc hoặc chai
- Tiếp tục cho dầu trẻ em/ thực vật vào khoảng ¾ cốc hoặc chai
- Nhỏ vài giọt màu thực phẩm vào hỗn hợp
- Thả viên C sủi vào cốc hoặc chai
Quan sát hiện tượng xảy ra:
Khi quan sát, chúng ta sẽ thấy hỗn hợp xuất hiện các “bong bóng” màu sắc di chuyển lên xuống tạo nên một hiện tượng kỳ thú như dung nham đang phun trào. Tuy nhiên, màu sắc và tốc độ di chuyển của “bong bóng” có thể thay đổi tùy theo loại dầu, màu thực phẩm và viên C sủi.
Nếu cường độ phun trào dung nham chậm lại, chúng ta có thể tiếp tục thêm 1 viên C sủi mới vào hỗn hợp và tiếp tục quan sát.
Giải thích hiện tượng:
- Nước và dầu không hòa tan vào nhau do trọng lượng của nước nhẹ hơn, khi đó chúng tạo thành hai lớp riêng biệt.
- Khi cho viên C sủi vào trong hỗn hợp, chúng sẽ phản ứng và giải phóng khí carbon dioxide.
- Khí carbon dioxide này sẽ bám vào các giọt màu thực phẩm, tạo thành “bong bóng dung nham” và di chuyển lên trên do có trọng lượng nhẹ hơn dầu gây ra hiện tượng phun trào.