GIÁO ÁN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Đề tài: +VĐCB: Bật qua vật cản.
+TCVĐ: Dùng quạt chuyển bóng.
Lớp: MGN
Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi).
Thời gian: 25 - 30 phút.
Số lượng trẻ: 20 trẻ.
I, MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1, Kiến thức
- Trẻ biết tên VĐCB: “Bật qua vật cản”, biết bật qua vật cản đúng kỹ thuật.
- Trẻ biết tên và cách chơi trò chơi vận động: “Dùng quạt chuyển bóng”.
2, Kĩ năng
- Trẻ biết thực hiện kỹ thuật bật qua chướng ngại vật một cách khéo léo, không chạm vào chướng ngại vật, tiếp đất bằng hai nửa bàn chân trên.
- Rèn sự khéo léo, linh hoạt của tay, chân.
- Trẻ biết phối hợp với bạn khi chơi trò chơi.
- Phát triển tố chất thể lực: nhanh, mạnh, khéo.
3, Thái độ
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động.
- Thực hiện theo hiệu lệnh.
- Đoàn kết trong thi đấu, phối hợp với bạn trong khi chơi.
II, CHUẨN BỊ
1. Địa điểm:
- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
2. Đồ dùng:
- Vật cản : + 2 vật cản cao 10cm
+ 2 vật cản cao 15cm.
- Cà rốt, bìa làm vườn trồng cà rốt.
- Đề can dán vạch, xắc xô, vòng thể dục, nhạc.
- Bóng bay, quạt mo, rổ đựng bóng.
3. Trang phục:
- Gọn gàng phù hợp với thời tiết, thuận tiện cho cử động.
4. Tâm sinh lí trẻ:
- Trẻ vui vẻ thoải mái trước khi vào giờ học.
III, CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định tổ chức:
- Chào mừng tất cả các con lớp MGN B3 đến với hội thi Bé khỏe, bé ngoan ngày hôm nay!
- Đến với hội thi ngày hôm nay cô xin giới thiệu có sự tham gia của hai đội thi: Bé Khỏe và Bé Ngoan.
- Và đến với hội thi ngày hôm nay chúng ta sẽ trải qua rất nhiều những thử thách vô cùng thú vị cùng với những trò chơi vô cùng hấp dẫn dành cho chúng ta đấy! Đến với chương trình 2 đội sẽ trải qua 3 phần thi:
+ Phần thi thứ nhất: Đồng diễn thể dục
+ Phần thi thứ hai: Tài năng của bé
+ Phần thi thứ ba: Chung sức
- Trước khi bắt đầu vào với cuộc thi thì cô muốn hỏi các con, có bạn nào cảm thấy mệt không, có bạn nào cảm thấy đau chân đau tay không? Chúng mình đã sẵn sàng đến với cuộc thi chưa nào? Xin mời các con đi đến với hội thi cùng với cô nào!
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* Khởi động:
- Tập hợp trẻ thành 2 tổ rồi cho trẻ nối đuôi nhau làm đoàn tàu thành vòng tròn, mở bài hát “Vũ điệu rửa tay”. Khi vòng tròn khép kín cô đi vào trong ngược chiều với trẻ, cho trẻ đi các kiểu: đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, đi cạnh ngoài bàn chân,….
- Đội hình: Tập hợp trẻ về 2 hàng dọc, cho trẻ dóng hang, điểm số.
* Trọng động
* BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG
- Động tác 1: Tay vai: Hai tay đưa ra trước, lên cao (4l*4n)
- Động tác 2: Bụng lườn: Đứng quay thân 900 (4l*4n)
- Động tác 3: Chân: Ngồi khuỵu gối (4l*4n)
- Động tác 4: Bật nhảy: Bật tách chân, khép chân (6l*4n)
* VĐCB: Bật qua vật cản
Bước 1: Giới thiệu tên bài tập
- Cả lớp ơi, ở phần thi này ban tổ chức đã chuẩn bị cho chúng mình những gì đây nhỉ?
- Vậy với những vật cản này thì chúng mình sẽ thực hiện bài tập gì?
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho lớp chúng mình 1 bài tập vận động mới đấy. Bài tập vận động này giúp cho đôi chân của chúng mình săn chắc, dẻo dai, linh hoạt hơn đấy! Chúng mình có tò mò đó là bài tập vận động gì không? Cô xin giới thiệu với lớp mình bài tập vận động mang tên “Bật qua vật cản”.
Bước 2: Làm mẫu
- Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích
- Lần 2: Vừa làm vừa giải thích
Cô đứng trước vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” 2 tay cô đưa về phía trước, 2 chân chụm, đồng thời khuỵu gối, mắt nhìn vào vật cản trước mặt. Khi có hiệu lệnh “bật” tay cô vung mạnh ra phía sau, lấy đà bật mạnh qua vật cản bằng hai chân, chạm đất nhẹ nhàng bằng nửa bàn chân trên rồi đến cả bàn chân. Sau đó hai tay buông thẳng. Thế là cô đã thực hiện xong bài tập vận động rồi đấy.
- Cô gọi 1-2 trẻ mạnh dạn lên tập để cô và cả lớp quan sát.
Bước 3: Trẻ thực hiện
- Lần 1: Cho lần lượt 2 trẻ của 2 tổ lên thực hiện bài tập (Cô quan sát và sửa sai cho trẻ).
- Lần 2: Cho lần lượt 4 trẻ của 2 tổ lên thực hiện (bật với vật cản cao hơn để tăng độ khó của bài tập)
- Lần 3: Cho trẻ thi đua 2 tổ với nhau (Cho trẻ bật qua vật cản kết hợp trồng cà rốt).
Bước 4: Củng cố
- Hỏi trẻ lại tên bài tập vận động vừa học.
- Gọi 1-2 trẻ tập đúng lên tập lại cho cả lớp cùng quan sát.
=> Cô chốt: Khi bật qua vật cản các con phải nhớ bật mạnh về phía trước chân không chạm vào vật cản và tiếp đất bằng hai nửa bàn chân.
* TCVĐ: Dùng quạt chuyển bóng
- Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi
Cô thấy cả lớp chúng mình vừa học rất ngoan, rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho lớp mình chơi một trò chơi. Trò chơi mang tên “Dùng quạt chuyển bóng”.
- Bước 2: Phổ biến cách chơi, luật chơi
+ Cách chơi: Hai đội chơi sẽ đứng thành hai hàng dọc. Khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu”, bạn đầu hàng sẽ cầm bóng đặt lên quạt, dùng quạt nâng bóng, di chuyển bóng về vạch đích và bỏ vào rổ của đội mình, sau đó chay về đưa quạt cho bạn thứ 2, cứ như vậy lần lượt từng bạn chơi. Thời gian chơi sẽ được tính bằng một bản nhạc, kết thúc đội nào chuyển được nhiều bóng nhất đội đó sẽ giành chiến thắng.
+ Luật chơi: Trong quá trình di chuyển, bóng bay bị rơi phải đi lại từ đầu. Khi chuyển bóng không được dùng tay giữ bóng, chỉ dùng quạt để chuyển bóng, ai vi phạm kết quả đó sẽ không được tính.
- Bước 3: Cho trẻ chơi
- Cô tổ chức cho cả lớp chơi.
- Bước 4: Kết thúc: Cô nhận xét về trò chơi
- Kiểm tra và nhận xét kết quả chơi.
* Hồi tĩnh:
- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh lớp, vươn vai thả lỏng cơ thể, ngồi xuống nắn tay nắn chân.
3, Kết thúc:
- Cô khen ngợi, động viên trẻ. |
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
Trẻ quan sát và lắng nghe cô làm mẫu.
- 1 - 2 trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- 1 - 2 trẻ trả lời.
- 1 - 2 trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến.
-Trẻ tham gia chơi. |