1. Tiêm chủng đầy đủ theo lịch
Đa số các bệnh mùa hè như sởi, thuỷ đậu, viêm não Nhật Bản, viêm màng não… thường gặp ở trẻ đều đã có vắc xin dự phòng hiệu quả. Vì vậy, tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch là cách đơn giản, an toàn và tiết kiệm để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại căn bệnh lây truyền vào mùa hè.
2. Cho trẻ uống đủ nước
Trẻ nhỏ là đối tượng hiếu động, đùa nghịch, chạy nhảy nhiều nên vào mùa nóng, trẻ ra nhiều mồ hôi hơn người lớn. Vì vậy, cần tăng cường lượng nước cần thiết để bù nước cho trẻ, đặc biệt là các loại nước uống giàu khoáng như: nước chanh, nước muối pha loãng, nước pha oresol,… giúp cơ thể trẻ luôn mát mẻ, không bị tăng thân nhiệt, sốt vì mất nước. Đây là cách để phòng các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ.
3. Giữ vệ sinh cho bé và giáo dục cách để bé tự giữ vệ sinh cá nhân
Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ nhỏ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lây lan qua đường tiếp xúc.
- Trẻ cần được tắm gội hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi ứ đọng trên da;
- Thay quần áo mỗi ngày hoặc khi trẻ bị ra nhiều mồ hôi để tránh cảm lạnh, rôm sảy, nấm ngứa;
- Hướng dẫn trẻ rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
4. Môi trường sống cần sạch sẽ và thoáng mát
Môi trường sống sạch sẽ và thông thoáng sẽ làm giảm độ nóng, thanh thải mầm bệnh trong không khí, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh mùa hè cho trẻ.
- Nhà cửa nên được quét dọn, lau chùi hàng hàng, nhất là khu vực trẻ hay chơi đùa, nghỉ ngơi.
- Không nên để thức ăn, rác thải vương vãi trong nhà thu hút ruồi muỗi, côn trùng, tạo điều kiện vi khuẩn phát triển mạnh gây bệnh cho trẻ và người thân trong gia đình.
5. Vệ sinh thường xuyên dụng cụ ăn uống và đồ chơi của trẻ
Đồ chơi và dụng cụ ăn uống là đồ vật gần gũi mà trẻ thường xuyên tiếp xúc. Do đó, việc vệ sinh đồ dùng này sạch sẽ là việc mà cha mẹ nên chú ý.
- Đối với đồ chơi, ba mẹ nên giúp con vệ sinh khoảng 1 tuần/lần. Nếu đồ chơi bị dính bẩn, cần được vệ sinh ngay tức thì.
- Dụng cụ ăn uống của trẻ phải được vệ sinh hàng ngày. Mỗi loại chén, bát, ti sữa của trẻ đều có hướng dẫn cách vệ sinh khác nhau. Ba mẹ nên tham khảo cách vệ sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất để làm sạch dụng cụ ăn uống cho trẻ đúng cách.
6. Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé
Các loại hoa quả như cam, đào dứa,… đều rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Phụ huynh nên cho trẻ tăng cường ăn hoa quả hàng ngày để bổ sung vitamin, bù nước cho cơ thể. Ngoài ra, các loại rau xanh: rau cải, rau chân vịt,… nên được bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ để cung cấp dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ em.
7. Hạn chế cho bé chơi đùa hay ra ngoài trời nắng gắt
Hạn chế cho bé ra ngoài trong thời điểm nắng nóng nhất trong ngày, từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều bởi chạy nhảy, chơi đùa trong điều kiện thời tiết nắng nóng có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mùa hè ở trẻ em. Thay vào đó, chỉ nên đưa trẻ đi chơi khi trời mát, tận dụng nơi có bóng mát, bóng râm để che nắng cho trẻ. Trong trường hợp buộc phải đưa trẻ ra ngoài trong thời điểm nắng nóng, nên cho trẻ sử dụng áo khoác chống nắng, đội mỹ, đeo kính râm để chống nắng nóng cho trẻ một cách tốt nhất.
8. Mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi tốt
Đối với trẻ em, nên lựa trang phục có chất liệu vải được làm từ sợi tự nhiên, chất liệu mềm, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, vào mùa hè không nên quấn kỹ quá mức sẽ làm trẻ nóng bức, khó chịu, dễ nổi rôm sảy. Ngoài ra, trong mùa hè, nên hạn chế đóng bỉm cho bé, nhất và vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm.
9. Khám sức khỏe định kỳ và theo dõi để phát hiện triệu chứng bệnh
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Qua thăm khám định kỳ, những bất thường về sức khỏe của trẻ được phát hiện và điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ biến chứng, tiết kiệm chi phí điều trị.