1. Không cấm các loại thực phẩm ít dinh dưỡng
Cấm ăn một loại thực phẩm ít dinh dưỡng cụ thể nào đó là một ý tưởng tồi bởi vì chúng vẫn được bày bán sẵn ở bên ngoài nhà bạn. Con của bạn nếu thèm quá, bé vẫn có thể ăn dù lúc đó bụng đã no. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên hạn chế số lượng mà trẻ em được phép ăn mỗi ngày, chứ không nên cấm đoán hoàn toàn.
2. Khuyến khích bé ăn thông minh tại trường
Hãy quan tâm hơn đến khẩu phần ăn trưa của bé tại trường và hướng dẫn cho bé lựa chọn khẩu phần ăn lành mạnh hơn. Hoặc bạn có thể chuẩn bị cho trẻ những món ăn nhẹ giàu dinh dưỡng khác… để mang đến trường.
3. Không mua các loại thực phẩm ít dinh dưỡng với số lượng lớn
Tuy là thực phẩm ít dinh dưỡng nhưng vẫn cần thiết cho cơ thể của bé. Bạn nên mua với số lượng nhỏ và nên cất những món ăn này khỏi tầm mắt và tầm với của trẻ, để chúng không bị cám dỗ với những món ăn có sẵn trước mắt.
4. Cảnh báo bé về thức uống nhiều calo
Trẻ nhỏ thường không đủ kiến thức để phân biệt những thực phẩm nào tốt, thực phẩm nào không lành mạnh mà chỉ ăn theo sở thích. Vì vậy, ba mẹ hãy giúp các bé hiểu có bao nhiêu calo rỗng trong các thực phẩm yêu thích của chúng và khuyên chúng nên chọn những thức uống không chứa năng lượng nếu chúng có thể uống.
Để giúp trẻ em phát triển thói quen uống nước lành mạnh, ngay từ khi bé tập đi, hãy cho bé uống nhiều nước và sữa nguyên chất để tránh việc bé uống nước trái cây có đường và sữa chocolate. Nếu bạn cho bé uống nước hoa quả, hãy uống nước hoa quả nguyên chất được pha với nước lọc.
5. Khuyến khích ăn hoa quả và rau xanh
Hoa quả và rau xanh rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy nên bổ sung thêm các loại rau quả vào khẩu phần ăn cho trẻ, đồng thời hạn chế bớt lượng tinh bột.
Bạn có thể trang trí hình bắt mắt cho món ăn hoặc đặt tên cho món ăn mà bé đã giúp bạn làm để khuyến khích bé ăn.
6. Làm tấm gương tốt
Trẻ nhỏ thường có thói quen thích sao chép những gì cha mẹ làm. Bé có khả năng bắt chước sở thích ăn uống của bạn và sẵn sàng để thử thức ăn mới. Vì thế, bạn hãy chọn những thực phẩm lành mạnh trước mặt bé. Ăn cùng con cái bất cứ khi nào có thể, để con biết bạn thích ăn trái cây và rau quả như thế nào. Hãy làm cho bữa ăn vui vẻ bằng cách thử ăn những món mới cùng nhau.
Với những đứa trẻ lớn hơn, khuyến khích chúng bằng cách tạo một khuôn mặt vui vẻ khi ăn rau hoặc nói chuyện tiêu cực về một món ăn ít dinh dưỡng nào đó.
7. Bắt đầu với phần nhỏ
Sử dụng bát và đồ dùng nhỏ cho trẻ ăn. Cho phép bé tự ăn khi đã 3-5 tuổi và có thể tự ăn một cách an toàn. Đầu tiên, bé có thể tự xúc salad hoặc một số thức ăn không nóng khác.
Điều này sẽ làm cho bé cảm thấy "trưởng thành". Bạn cũng giúp bé hiểu bé có thể ăn bao nhiêu. Khuyến khích bé tự xúc ăn, sau đó nếu bé vẫn còn đói, bạn có thể cho bé ăn thêm.
8. Giúp bé nhận ra khi nào đã ăn no
Cho phép con của bạn ngừng ăn khi trẻ cảm thấy no, ngay cả khi bạn cảm thấy con ăn không đủ. Buộc trẻ phải ăn khi không còn đói có thể dẫn đến thói quen ăn quá nhiều không tốt cho sức khỏe.
Để giúp con trẻ hiểu được dấu hiệu đã ăn đủ, bạn có thể hỏi con tại bữa ăn như: "Bụng của con đã đầy chưa?" hoặc "Dạ dày của con còn gầm gừ nữa không?"
>>> Cách đo thân nhiệt cho trẻ nhỏ
9. Tuân thủ nghiêm ngặt thời khóa biểu các bữa ăn
Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và tuân thủ theo thời khóa biểu của các bữa ăn một cách nghiêm ngặt, không khuyến khích trẻ em ăn vặt suốt ngày, hoặc để chúng quá đói giữa các bữa ăn, khiến chúng có thể ăn bù rất nhiều ở chính bữa.
Hầu hết trẻ em cần ba bữa chính, một hoặc hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Nếu con bạn ăn quá ít hoặc quá nhiều nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Mặc dù việc nghiêm túc thực hiện thời khóa biểu ăn uống là rất quan trọng nhưng không nên gây áp lực buộc con vào ăn nếu đôi khi trẻ cho rằng chúng không đói vào giờ ăn.
Nếu con của bạn bỏ một bữa ăn, không nên bù cho bé bằng kẹo hoặc bánh. Thay vào đó, hãy cho bé một món ăn lành mạnh, chẳng hạn táo hoặc cà rốt, và phải đảm bảo rằng bé sẽ ăn đầy đủ trong bữa tiếp theo.
10. Cho trẻ thử ăn những thực phẩm dinh dưỡng mới
Đừng nản chí nếu bé bướng bỉnh từ chối thử một loại thực phẩm mới. Phải mất thời gian để trẻ em tìm hiểu hương vị của một món ăn mới. Bạn nên làm món ăn mới nhiều lần, vì có thể mất đến cả chục lần thuyết phục để bé quyết định ăn một loại thực phẩm nào đó.
Hãy gợi ý bé việc chọn thức ăn lành mạnh, ví dụ hỏi "Con muốn tối nay ăn rau gì, dưa chuột hoặc cà chua" thay vì chỉ là "Con có muốn cà chua cho bữa ăn tối?"