Cách chữa táo bón ở trẻ em
Có bao giờ bé của mẹ ra khỏi phòng tắm trong nước mắt và nói: "Mẹ ơi, mình có thường hay bị đau khi đi cầu không?" Nguyên nhân có thể là do trẻ đang bị táo bón, một vấn đề rất phổ biến ở trẻ em, chiếm 3-5% tổng số trẻ khám ngoại trú. Làm thế nào mẹ có thể biết được bé bị táo bón, nguyên nhân và cách điều trị táo bón ở trẻ như thế nào?
Tham khảo: Cách chăm sóc bé
Triệu chứng của táo bón ở trẻ:
Trẻ mới biết đi trung bình đi cầu một lần một ngày. Thông thường, trẻ bị táo bón đi ít hơn ba lần một tuần, phân cứng và khó đẩy ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, theo Học viện Nhi khoa ở Hoa Kỳ, bất kỳ trẻ nào có phân lớn, cứng, khô và đi kèm với bị đau khi đi cầu, hoặc máu ở ngoài phân là có thể do bị táo bón.
Mẹ đừng quá lo lắng nếu bé bị táo bón, hoàn toàn bình thường nếu lâu lâu xảy ra một lần. Nhưng nếu trẻ mới biết đi bị táo bón kéo dài từ hai tuần trở lên, thông thường được gọi là táo bón mãn tính. Mẹ nên cho bé khám bác sĩ nhi khoa có những dấu hiệu sau:
- Đau bụng và đầy hơi.
- Đi cầu phân của bé khô, cứng và gây đau đớn có thể kèm máu tươi cuối phân hay bao xung quanh phân.
- Đôi khi bé bị táo bón thực sự nhưng lại biểu hiện tiêu chảy, điều này có thể gây nhầm lẫn, do phân bị mắc kẹt trong trực tràng, nên các chất lỏng được rút từ lòng ruột ra để làm mềm phân, gây ra biểu hiện tiêu chảy.
- Khi bé bị táo bón, bé sẽ hay cáu kỉnh, khóc hoặc la hét trong lúc đi cầu.
Tham khảo: Bé sơ sinh bị sôi bụng
Có nhiều nguyên nhân có thể gây táo bón:
- Nín đi cầu: Điều này có nghĩa là do phản xạ rặn chưa tốt ở bé sơ sinh và một số bé nhỏ, hoặc một số trẻ cảm thấy xấu hổ hoặc ngại sử dụng nhà vệ sinh, nhất là khi dùng nhà vệ sinh công cộng. Không muốn sử dụng nhà vệ sinh ở những nơi nhất định (như trường học), ngay cả khi đi nghỉ mát, có thể làm cho một số trẻ không muốn đi vào toilet nơi lạ nên cố gắng nín đi cầu hoặc có thể trẻ sợ sự đau đớn mỗi khi đi cầu (Táo bón có thể trở thành một vòng luẩn quẩn: chính táo bón gây đau nên trẻ không dám đi cầu, nín đi cầu lại gây táo bón, làm trẻ có thể sợ hãi hơn trong lần tiếp theo). Trẻ em 2 tuổi trở lên có thể quan tâm nhiều đến việc chơi đồ chơi hơn là đi vệ sinh.
- Chế độ ăn ít chất xơ hoặc không chứa đủ chất lỏng (hoặc cả hai). Thủ phạm trong nhiều trường hợp táo bón ở trẻ sơ sinh là chế độ ăn uống ít chất xơ (như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả). Không nhận đủ chất lỏng cũng có thể dẫn đến táo bón. Bất cứ thay đổi nào về chế độ ăn uống, chẳng hạn như khi trẻ mới tập đi chuyển từ sữa mẹ/sữa công thức sang sữa bò hoặc bắt đầu ăn các thực phẩm mới, cũng có thể ảnh hưởng đến phân.
- Thiếu hoạt động thể chất. Tập thể dục giúp với sự chuyển động của thức ăn thông qua quá trình tiêu hóa.
- Thuốc: Một số loại thuốc hoặc chất bổ sung có thể dẫn đến trẻ bị táo bón, kể cả chất bổ sung sắt có liều lượng cao hoặc thuốc giảm đau có chất gây nghiện. Sắt liều thấp trong sữa bột cho trẻ không gây táo bón.
- Trong một số ít trường hợp, dưới 5% do các bệnh lý về ruột, hậu môn, trực tràng có thể gây táo bón. Bệnh bại não và các rối loạn thần kinh khác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng đi toilet của trẻ.