Lịch sử ra đời ngày Quốc tế Thiếu nhi bắt nguồn từ câu chuyện đau lòng. Cụ thể:
Vào rạng sáng ngày 1/6/1942, quân phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát 66 người và đưa 104 em Thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người.
Hai năm sau, ngày 10.6.1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Oradour (Pháp), dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt nhà thờ khiến những người bên trong thiệt mạng.
Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội bị phát xít Đức sát hại nhẫn tâm, năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1.6 hàng năm làm ngày Quốc tế bảo vệ Thiếu nhi, nhằm yêu cầu Chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống của Thiếu nhi, yêu cầu giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng.
Tưởng niệm trẻ em bị tàn sát bởi phát xít Đức sau thế chiến thứ II