Ông Địa trong đội múa Lân
Nhắc đến Tết Việt Nam, người ta nhắc đến múa Lân. Nhắc đến múa Lân, không ai không nhắc đến ông Địạ Hễ ở đâu có múa Lân, ở đó có ông Địa với cái bụng phệ , cái mặt nạ tròn, và miệng cười ngoác tận mang tai, khác hẳn với vẻ hung hãn dữ dằn của con Lân.
Theo tích xưa, thổ Địa là vị thần mang đến sự trù phú, giàu có. Ông Điạ chỉ có khả năng ban phước chứ không có khả năng giáng họa hay hãm hại aị Người Việt Nam, nhất là những người buôn bán, hay nhờ ông Địa phù hộ.
Vì tính tình vui vẻ tốt bụng, nên ông Địa thường đóng vai trò dụ con Lân xuống giúp đờị Theo truyền thống, con Lân xuất hiện đâu thì thái bình, thịnh vượng đi đến đó. Ông Địa phải dụ dỗ con Lân vào lãnh địa của mình để cư dân làm ăn khấm khá.
Đám múa Lân nào cũng vậy, ông Địa đi trước, con Lân theo saụ Lân múa, Địa nhảỵ Pháo nổ, Địa phe phẩy quạt khói cho Lân. Lân cúi đầu cắn Tiền lì xì, Địa hớn hở tươi cười, thỏa mãn như là người ban phước lộc cho cả đôi bên.
Cái vẻ bông lơn ngớ ngẩn của ông Địa làm cho đám múa Lân thêm phần nhộn nhịp hội hè và cái Tết thêm phần ý vị truyền thống.
Múa Lân đầu năm
Không phải như các hội hè đình đám khác cần đến tiếng đàn, sáo ... Múa Lân chỉ cần tiếng trống vui nhộn hùng hồn. Tiếng trống múa Lân từ lâu đã trở thành một tiết điệu không thể thiếu trong ngày đầu năm Tết đến.
Truyền thuyết dân gian Việt Nam tương truyền rằng Lân là một sinh vật Thánh, đứng thứ nhì trong bộ Tứ Linh: Long (Rồng), Lân (Kỳ Lân), Qui (Rùa), Phụng (chim Phụng Hoàng). Lân có hình thù dữ dằn, nhưng tính tình lại ngây ngô vui vẻ, hiền lành. Lân ăn chay (ăn rau quả) và chỉ xuất hiện những nơi thanh bình. Ở đâu Lân xuất hiện, dân cư nơi đó sẽ làm ăn khấm khá, bịnh dịch được bài trừ, đất đai sẽ màu mỡ hưng vượng. Tục truyền rằng có một năm dân chúng đói nghèo bịnh tật, Phật Di Lặc, tức ông Địa đã lên núi tìm hái cỏ Linh Chi, Ông Địa đã dụ dỗ con Lân xuống núi để giúp dân mình.
Từ đó, mỗi đầu năm, người ta tổ chức múa Lân với lòng mong mỏi suốt năm mọi người sẽ được sung túc. Mỗi đội Lân cần ít nhất 4 người, một người gõ trống, một người làm ông Địa, một người múa đầu Lân, một người múa đuôi Lân. Các nhịp bước bệ vệ, nhịp nhàng theo tiếng trống. Con Lân theo sự dẫn dụ của ông Địa, vừa đi vừa múa trên các đường phố, xóm làng. Nhà nào treo tiền lì xì thì con Lân ngừng lại, quì lạy chúc phước. Có khi người ta treo tiền trên cao để dụ con Lân vượt tường và như thế nó sẽ lưu lại ở nhà mình lâu hơn.
Không nói chi tương lai cả năm dài, ngày đầu năm, tiếng trống múa Lân rộn rã, ông Địa tươi cười, con Lân linh hoạt nhảy múa đã làm cho lòng người thanh thản, cởi mở, và ấm lại.